Tìm hiểu về bệnh động kinh

benh-dong-kinh

bệnh động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lập đi lập lại của một số neurons trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh hệ như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ, v.v, ... . Cơn động kinh tự bộc phát, bệnh nhân khó kiểm soát hay biết trước được.

Dịch tễ học

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh động kinh trên thế giới khoảng 0,5% dân số, thay đổi tùy theo địa lý, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%; Canada là 0,6%. Tại Việt Nam khoảng 2% dân số bị bệnh động kinh trong đó gần 60% số bệnh nhân là trẻ em. [1]

Phân loại

Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau.

Phân loại theo dạng động kinh:

  • Thể động kinh toàn thân,
  • Thể động kinh cục bộ
  • Thể động kinh kịch phát Rolando.

Phân loại theo nguyên nhân:

  • Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền
  • Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thực thể ở não: như chấn thương não, u não [3]

Phân loại theo tiêu chuẩn y khoa quốc tế

Dựa trên triệu chứng lâm sàng và điện não đồ thay vì trên sinh lý hay cơ thể học.

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ đơn giản - không bị ảnh hưởng ý thức

  • Triệu chứng cơ vận động
  • Triệu chứng giác quan
  • Triệu chứng hệ thần kinh tự quản
  • Triệu chứng tâm thần

Động kinh cục bộ phức tạp - ý thức bị ảnh hưởng

  • Động kinh cục bộ đơn giản ban đầu, tiếp sau là mất ý thức
  • Mất ý thức ngay từ đầu

Động kinh cục bộ - Động kinh toàn thân

  • Động kinh cục bộ đơn giản - Động kinh toàn thân
  • Động kinh cục bộ phức tạp - Động kinh toàn thân
  • Động kinh cục bộ đơn giản - Động kinh cục bộ phức tạp - Động kinh toàn thân

Động kinh toàn thân

Vắng ý thức

  • Vắng ý thức thường
  • Vắng ý thức bất thường

Động kinh giật cơ

  • Động kinh giật rung
  • Động kinh co cứng
  • Động kinh co cứng - giật rung
  •  Động kinh không co cứng

Các dạng động kinh không phân loại được

Năm 1997 các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đưa ra phương pháp phân loại mới, nhưng chưa hoàn chỉnh và hiện nay, cácn phân loại của năm 1981 vẫn còn thịnh hành.

Chẩn đoán

Nhân chứng: Khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh thường bị mất ý thức và không thể mô tả được triệu chứng. Một người khác quan sát cơn động kinh sẽ giúp y sĩ chẩn đoán dạng thể của cơn động kinh.

Điện não đồ - giúp phân loại thể dạng của cơn động kinh.

Chẩn đoán hình ảnh: CT scan, MRI. PET scan - giúp tìm nguyên nhân như u não, tai biến mạch máu mão v.v...

Chữa trị

Cấp cứu

Khi thấy một người lên cơn động kinh toàn thân:

Bảo vệ an toàn: tránh không để bệnh nhân bị chấn thương, đem những vật sắt bén ra xa, coi chừng người hay xe cộ qua lại.

Đặt vào thế nằm an toàn, lăn sang thế nằm nghiêng, để cho dung dịch trong miệng khỏi ứ tràn vào sau cổ họng.

Tuyệt đối không cho bất cứ đồ vật gì vào miệng người đang lên cơn động kinh. Nhiều người cho vật cứng hay giẻ vào miệng bệnh nhân hy vọng tránh lưỡi bị cắn nhưng thực tế làm vậy có thể làm mẻ răng hay làm bệnh nhân bị ngạt thở.

Lưỡi bị cắn chảy máu không bao nhiêu, không hại tính mạng và dễ lành. Có đồ vật cứng trong miệng làm tăng khả năng cắn lưỡi. Ngoài ra răng mẻ sau này khó chữa và miếng răng mẻ có thể lọt vào sau gây chấn thương trong họng hay khí quảng. Giẻ trong mồm có thể làm ngạt thở.

Theo dõi bên cạnh bệnh nhân cho đến khi hết cơn giật. Sau đó bệnh nhân sẽ nằm bất động một thời gian. Tiếp theo là thời gian khá dài, bệnh cảm thấy bần thần, ngây ngơ, thiếu khả năng tiếp thu những gì chung quang và dễ gây tai nạn. Không nên để bệnh nhân đi ra đường cho đến khi ý thức thực sự trở lại bình thường.

Có thể bạn muốn xem: Chứng động kinh